Xe sang tại Việt Nam bất ngờ tăng giá trước Tết

Nhiều người hiểu sai nghĩa của việc giảm thuế nhập khẩu. Đây thực chất là 1 hành động cân bằng thị trường xe trong khu vực nhằm mục đích đánh 1 đòn thẳng tay vào những người có tiền chịu chi mạnh tay để sở hữu 1 con xe sang mặt khác tạo điều kiện cho người có thu nhập tầm trung cơ hội sở hữu 1 chiếc xe gia đình giá vừa phải.

Nghị định 108/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1. Theo Nghị định này, cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô nhập khẩu có sự thay đổi.

Trước đây, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được tính là giá CIF + thuế nhập khẩu. Cách tính thuế mới quy định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt trên ôtô nhập khẩu nguyên chiếc dưới 24 chỗ sẽ là giá bán buôn (giá vốn + phí vận chuyển + phí quảng cáo + chi phí bán hàng và lợi nhuận… ). Giá bán buôn không được thấp hơn 105% giá vốn.

Xe hơi trong nước sẽ lấy giá bán cơ sở để tính thuế tiêu thụ đặc biệt. Mức giá này không được thấp hơn 7% so với giá bán bình quân của các cơ sở kinh doanh.

Luật thuế mới vừa được áp dụng, nhiều dòng xe tại Việt Nam bắt đầu tăng giá, thậm chí có những dòng tăng mạnh. Mercedes Việt Nam ngay lập tức công bố bảng giá mới, hầu hết các mẫu xe đều chênh lệch so với giá năm 2015. Cá biệt có dòng tăng gần 2 tỷ đồng.

Nhiều dòng xe sang của Mercedes tăng giá. Ảnh: Minh Anh. 

Mẫu xe rẻ nhất của hãng tại thị trường Việt Nam là A200 tăng nhẹ, từ 1,309 tỷ lên 1,339 tỷ đồng. Xe siêu sang S600 Maybach từ 9,669 lên 9,969 tỷ, tăng 300 triệu đồng. Mẫu xe đắt nhất của Mercedes là G65 AMG tăng từ 14,689 tỷ lên 16,499 tỷ đồng, chênh lệch 1,810 tỷ đồng (tăng 18,1%).

Không riêng Mercedes, các hãng xe khác như Porsche hay BMW cũng rục rịch tăng giá. Macan, một trong những dòng xe thành công nhất của Porsche tại Việt Nam cũng tăng giá từ 2,69 tỷ đồng lên 2,98 tỷ đồng, tăng 290 triệu.

BMW cũng nhanh chóng cập nhật bảng giá mới, theo đó mẫu xe rẻ nhất của hãng là 116i có giá cũ 1,299 tỷ đã tăng lên 1,379 tỷ đồng, tăng 80 triệu. BMW 640i Gran Coupe có mức tăng mạnh nhất, từ 3,64 tỷ lên 4,29 tỷ đồng, chênh lệch 650 triệu.


Việc tăng giá xe là điều đã được dự đoán từ trước. Theo ông Nguyễn Đăng Thảo - Tổng giám đốc Euro Auto, cách tính thuế mới sẽ khiến xe nhập khẩu bị đẩy lên ít nhất 10%.

Trái ngược với động thái tăng giá của các đơn vị nhập khẩu, các hãng xe lắp ráp trong nước (trừ Mercedes bởi nhập khẩu 100% linh kiện) vẫn giữ nguyên giá bán. Cách tính thuế mới hầu như chưa gây ảnh hưởng tới các đơn vị này.

Cuộc chiến giữa các nhà nhập khẩu xe hơi và đơn vị lắp ráp trong nước bắt đầu diễn ra từ giữa 2015. Theo đó, các nhà lắp ráp kiến nghị cần thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với những dòng xe nhập khẩu để đảm bảo “sự công bằng”.

Các đơn vị lắp ráp trong nước lo ngại lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) sẽ khiến giá các dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) giảm đáng kể so với xe lắp ráp trong nước (CKD). Trong khi cuộc chiến giữa các đơn vị lắp ráp và nhập khẩu ôtô tại Việt Nam chưa đi đến hồi kết, người tiêu dùng đã phải chịu thiệt thòi.

Theo Zing
Chia sẻ Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.